Học ngoại ngữ – 10 điều bạn cần biết | Arrowenglish Trung tâm luyện thi IELTS

Bạn đang có kế hoạch học một ngoại ngữ, như tiếng Anh chẳng hạn? Hãy đọc thử xem các chuyên gia ngoại ngữ đưa ra 10 lời khuyên nào cho bạn nhé. 

Bài viết dưới đây được dịch từ bài gốc của báo The Guardian

The original article in English is below.

1. Quy tắc 1: Đặt ra mục tiêu cụ thể – thực tế

Bạn đã xác định sẽ học một ngoại ngữ mới. Ủa rồi sao nữa?

Cách học ngôn ngữ tốt nhất là chia nhỏ quá trình thành các mục tiêu “dễ nuốt” hơn và có thể hoàn thành trong vài tháng. Cách này sẽ tạo động lực và tăng tính thực tế. Phil McGowan – giám đốc Verbmaps – cho rằng mục tiêu của bạn cần dễ “đong đếm” và cụ thể.

“Mục tiêu đặt ra có thể là: đọc được một bài báo bằng ngôn ngữ đang học mà không cần dò từ điển chẳng hạn”

2. Quy tắc 2: Không bao giờ quên lý do bạn bắt đầu

Nghe có vẻ hiển nhiên đúng không, nhưng việc xác định rõ ràng lý do bạn bắt đầu rất quan trọng. Alex Rawlings, một giáo viên ngôn ngữ hiện đang học ngôn ngữ thứ 13, chia sẻ: “Động lực rất dễ biến mất, đặc biệt là khi bạn tự học.” Để giữ đà, bạn cần viết ra 10 lý do vì sao bạn muốn học ngôn ngữ này và dán nó trên bất kỳ cuốn tập hoặc tài liệu bạn đang dùng. “Tôi luôn phải tìm đến những lời nhắc nhở này khi bản thân ngờ vực”

Vậy lý do để bắt đầu của bạn là gì?

3. Quy tắc 3: Tập trung vào nội dung

Các cuộc tranh luận về cách học ngôn ngữ thường biến thành các trận tranh cãi liên quan tới việc nên học truyền thống hay sử dụng công nghệ. Tuy nhiên, đối với Aaron Ralby, Giám đốc của Linguisticator, câu hỏi thực sự không nhấn mạnh ở hình thức online hay offline, app hay sách. Đúng hơn, người dạy nên tập hợp những yếu tố cần thiết của ngôn ngữ cho một mục tiêu nhất định, trình bày các kiến thức một cách dễ hiểu rõ ràng và cho người học phương tiện để thu nạp được kiến thức, có thể bằng bất kỳ hình thức nào, hoặc kết hợp tất cả.

Khi quyết định theo đuổi một phương pháp bất kì, hãy xem xét kỹ nội dung mà phương pháp hoặc công nghệ đó mang lại. Theo Aaron, suy cho cùng thì đối với việc học, nội dung quan trọng hơn hình thức, cho dù trước mặt là chiếc máy tính, cuốn sách hay một người thầy.

4. Quy tắc 4: Hãy đọc vì vui

Đối với nhiều người, đọc không chỉ đẩy nhanh sự tiến bộ mà còn là một trong những điều làm cho trải nghiệm học tập trở nên xứng đáng. Khi bạn đọc cho vui (không phải vì áp lực để trả lời câu hỏi hoặc thi cử), bạn “được tiếp xúc với từ vựng lạ và hay mà bạn ít gặp ngoài đời và bạn sẽ cảm thấy grammar không còn phức tạp và đáng sợ nữa. Cuốn sách ngoại văn đầu tiên bạn có thể đọc hết xứng đáng là một cột mốc quan trọng trong sự nghiệp học ngoại ngữ của mình”

5. Quy tắc 5: Học từ phải có ngữ cảnh 

Ráng nhồi nhét một list từ vựng thì khó lắm, chưa kể còn chán nữa. Không có cách ghi nhớ nào tốt hơn sự liên kết với nội dung.

6. Quy tắc 6: Tuổi tác chỉ là một con số

Trẻ con và người lớn đúng là có cách học khác nhau nhưng đừng để điều đó cản trở bạn học một ngoại ngữ mới.

Ngôn ngữ vừa đơn thuần nhưng cũng vừa hệ thống. Khi còn nhỏ, chúng ta học ngôn ngữ một cách đơn thuần và đầy bản năng. Khi lớn lên, chúng ta lại học một cách có hệ thống.

 

Asian senior woman friends enjoying drawing with pen while setting in living room at home, Hobby and relaxing concept

7. Quy tắc 7: Học tiếng người nhưng không quên tiếng ta

Chúng ta cứ nghĩ là tiếng mẹ đẻ thì chắc chắn bản thân phải giỏi, không cần suy nghĩ cũng nói được nhưng bạn có chắc mình đã nói đúng? Bạn không thể học một ngôn ngữ khác cho đến khi bạn hiểu rõ các quy tắc trong tiếng Việt.

8. Quy tắc 8: Đừng xem thường việc dịch thuật

Mỗi giai đoạn khác nhau trong quá trinh học đòi hỏi một phương pháp riêng biệt.

Theo giáo sư Rebecca Braun – giảng dạy môn tiếng Đức tại trường đại học Lancaster (Anh): “Một khi bạn đã đạt tới một mức năng lực có thể gọi là sử dụng ngôn ngữ hiệu quả và chính xác, bạn có thể thấy mình chững lại. ”

“Và dịch là một bài tập quan trọng bạn cần làm để tiếp tục tăng tốc và tiến bộ. Các bài tập không cho phép bạn thay thế từ và ép bạn phải đạt tớt mức cao hơn trong khả năng ngôn ngữ”

9. Quy tắc 9: Chú ý Fluency

Bạn nên cẩn thận với F-word này nhé.

Hammes cho rằng việc định nghĩa Fluency là rất khó, tuy nhiên nếu để Fluency làm mục tiêu trong việc học ngoại ngữ, nó sẽ vượt qua giới hạn là “độ lưu loát”. Nó còn mang nghĩa là sự nhịp nhàng và liên tục. Quá trình học ngoại ngữ luôn phải tiếp diễn, vì học tiếng đồng nghĩa với học văn hóa, hiểu về bản thân và phát triển không ngừng. Rất nhiều người còn lầm tưởng về vấn đề này, nhưng không có deadline trong việc học ngoại ngữ.

10. Quy tắc 10: Không gì bằng đến tận nơi, tự trải nghiệm

Không phải ai cũng có cơ hội làm điều này nhưng giáo sư Braun cho rằng “Nếu bạn nghiêm túc và yêu thích việc học ngoại ngữ, bạn cần phải tới nơi ngươi ta nói ngôn ngữ đó”

Du lịch và sống ở nước ngoài bổ trợ rất nhiều cho quá trình học trong lớp. “Sách vở và các bảng chia cột động từ là cách dễ nhất để học tiếng Anh tại nhà, nhưng chắc chắn không thể “dạy” hay hơn chính người bản xứ và văn hóa bản địa được”.

———————–

Thinking about learning a foreign language? From ignoring your age to avoiding the F-word, our multilingual experts share their tips.

1. Make realistic, specific goals

You have decided to learn another language. Now what?

Language learning is best when broken down into manageable goals that are achievable over a few months. This is far more motivating and realistic.Phil McGowan, director at Verbmaps, recommends making your goals tangible and specific: “Why not set yourself a target of being able to read a newspaper article in the target language without having to look up any words in the dictionary?”

2. Remind yourself why you are learning

It might sound obvious, but recognising exactly why you want to learn a language is really important. Alex Rawlings, a language teacher now learning his 13th language, says: “Motivation is usually the first thing to go, especially among students who are teaching themselves.” To keep the momentum going he suggests writing down 10 reasons you are learning a language and sticking it to the front of the file you are using: “I turn to these in times of self-doubt.” So why do you want to learn a particular language?

3. Focus on exactly what you want to learn

Often the discussion around how to learn a language slides into a debate about so-called traditional v tech approaches. For Aaron Ralby, director of Linguisticator, this debate misses the point: “The question is not so much about online v offline or app v book. Rather it should be how can we assemble the necessary elements of language for a particular objective, present them in a user-friendly way, and provide a means for students to understand those elements.”

When signing up to a particular method or approach, think about the substance behind the style or technology. “Ultimately,” he says, “the learning takes place inside you rather that outside, regardless of whether it’s a computer or book or a teacher in front of you.”

4. Read for pleasure

For many of our panellists, reading was not only great for making progress, but one of the most rewarding aspects of the learning experience. Reading for pleasure “exposes you to all sorts of vocabulary that you won’t find in day-to-day life, and normalises otherwise baffling and complicated grammatical structures. The first book you ever finish in a foreign languages is a monumental achievement that you’ll remember for a long time.

5. Learn vocabulary in context

Memorising lists of vocabulary can be challenging, not to mention potentially dull. It’s believed that association is key to retaining new words.

6. Ignore the myths: age is just a number

Adults and children may learn in different ways but that shouldn’t deter you from committing to learning another language. Languages are simultaneously organic and systematic. As children we learn languages organically and instinctively; as adults we can learn them systematically.

7. Do some revision of your native language

 

Speaking your first language may be second nature, but that doesn’t necessarily mean you understand it well.  You can’t make good progress in a second language until you understand your own.

8. Don’t underestimate the importance of translation

Different approaches may be necessary at different stages of the learning process. Once you have reached a certain level of proficiency and can say quite a bit, fairly accurately, Rebecca Braun, senior lecturer in German studies at Lancaster University, says it is typical to feel a slowing down in progress. “Translation,” she says, “is such an important exercise for helping you get over a certain plateau that you will reach as a language learner … Translation exercises don’t allow you to paraphrase and force the learner on to the next level.”.

9. Beware of fluency

Many of the panellists were cautious of the F-word. Hammes argues not only is it difficult to define what fluency is, but “as a goal it is so much bigger than it deserves to be. Language learning never stops because it’s culture learning, personal growth and endless improvement. I believe that this is where learners go wrong”.

10. Go to where the language is spoken

It may not be an option for everyone but Braun reminds us that “if you are serious about learning the language and getting direct pleasure from what you have learned, you need to go to where that language is spoken”.

Travel and living abroad can complement learning in the classroom: “The books and verb charts may be the easiest way to ensure you expose yourself to the language at home, but the people and the culture will far outclass them once you get to the country where your language is spoken.” In this case, maintaining and enriching the language you have learnt is a matter of personal efforts.

 

Mới nhất từ Krystal Tran

facebook youtube email